Nền tảng uy tín các trang bet hàng đầu

Nên Học Ngành Đồ Họa Đa Truyền Thông Hay Thiết Kế Đồ Họa?

Những năm gần đây, số lượng Gen Z tìm hiểu và đăng ký xét tuyển đại học vào các ngành đồ họa đa truyền thông, thiết kế đồ họa tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn chưa hiểu một cách đầy đủ và chính xác ngành đồ họa đa truyền thông khác ngành Thiết kế đồ họa như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết.
Ngành đồ họa đa truyền thông là gì?
Là sự kết hợp giữa tư duy sáng tạo của người học với tính đa dụng của công cụ đồ họa máy tính. Theo đó, các ý tưởng sáng tạo được hình thành trong suy nghĩ hay bản vẽ phác thảo trên giấy sẽ được chuyển tải thành hình ảnh, âm thanh đa chiều với những sắc diện khác nhau.
Đồ họa đa truyền thông là cái tên gọi tắt của thiết kế đồ họa và truyền thông đa phương tiện. Mang đến các tiếp cận hiệu quả đối với nhóm công việc cần thực hiện. Hoạt động nghề nghiệp yêu cầu thể hiện cho thiết kế. Gắn với truyền thông được thực hiện. Các ý đồ triển khai trong thiết kế phải mang đến các tác động to lớn cho nhóm đối tượng có nhu cầu. Từ đó đảm bảo được hiệu quả hoạt động truyền thông được thực hiện.
Đồ họa đa truyền thông ứng dụng công nghệ thông tin. Mang đến các tiếp cận và triển khai công việc sáng tạo. Các hoạt động thực hiện còn có thể đảm bảo với các khả năng cung cấp của máy tính. Bên cạnh nền tảng thiết kế cơ bản được con người thực hiện. Như các góc nhìn 3D, 2D thuận lợi cho nhìn nhận các phản ánh trong thiết kế.
Trong việc thiết kế, sáng tạo thực hiện những công việc đa dạng khác nhau. Và gắn với các công việc hay nhu cầu cơ bản của con người. Tạo ra những sản phẩm mỹ thuật mang tính ứng dụng cao. Với các ý nghĩa thích hợp đối với nhiều lĩnh vực và công việc khác nhau. Từ đó giúp cho giải quyết vừa sáng tạo, hiệu quả lại mang đến chất liệu thể hiện trong nghệ thuật.
Ngành thiết kế đồ họa là gì?
Thiết kế đồ họa chính là sự kết hợp giữa chữ viết và hình ảnh, giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ cá nhân, thông qua các thủ pháp đồ họa, phần mềm thiết kế giúp truyền tải thông điệp đến với công chúng thông qua các hình thức đa dạng khác nhau: poster, banner, standee,… Là một nhà thiết kế đồ họa, bạn không chỉ sử dụng thành thạo những công cụ truyền thống như giấy, bút,… trong thiết kế mà còn cần thao tác chuyên nghiệp trên máy tính với các phần mềm đồ họa, để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Ngành đồ họa đa truyền thông khác ngành thiết kế đồ họa như thế nào?
Để tồn tại, phát triển trong thời đại số hóa giàu tính cạnh tranh như ngày nay, doanh nghiệp không thể tách rời việc quảng bá, lan tỏa hình ảnh ra bên ngoài để nhận được sự quan tâm, chú ý của khách hàng, đối tác và công chúng. Một chiến lược marketing hiệu quả phải có sự hỗ trợ của nhiều yếu tố như âm thanh, hình ảnh, video, content, thiết kế,… kéo theo nhu cầu về nhân lực cho những lĩnh vực này ngày càng cao. Do đó, không quá bất ngờ khi những năm gần đây, số lượng Gen Z tìm hiểu và đăng ký xét tuyển đại học vào các ngành học có liên quan như đồ họa đa truyền thông, thiết kế đồ họa tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, 2 ngành này đều có những điểm khác biệt mà ít thí sinh biết đến:
– Chương trình đào tạo
Sinh viên học ngành đồ họa đa truyền thông sẽ được tiếp cận với những kiến thức cơ bản về công nghệ đa phương tiện, về kỹ thuật chuyên môn và cảm quan sáng tạo tác phẩm ấn tượng, khả năng lập kế hoạch, lên khung ý tưởng cho các chiến dịch truyền thông và quảng cáo, thiết kế ra những sản phẩm mang tính ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được trau dồi kỹ năng viết kịch bản phim, thiết kế đồ họa, xử lý biên tập âm thanh, chỉnh sửa hình ảnh, vận dụng kỹ thuật 3D, 2D để thiết kế ấn phẩm truyền thông, quảng cáo.
Đối với ngành đồ họa đa truyền thông, sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng về nền tảng nghệ thuật và phương pháp thiết kế, các kỹ thuật ứng dụng và sử dụng công nghệ trong thiết kế đồ họa, xu hướng phát triển các ứng dụng đồ họa trên thế giới,…
– Cơ hội việc làm
Cử nhân ngành đồ họa đa truyền thông có thể làm các công việc sau:
  • Quản lý, biên soạn, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, thông cáo, bìa sách, truyện tranh, banner quảng cáo, biển quảng cáo,…
  • Biên tập viên chuyên xây dựng các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, phim ngắn, phóng sự, xử lý khâu âm thanh, hình ảnh trước khi phát sóng, thiết kế các nội dung, kỹ xảo điện ảnh.
  • Chuyên gia thiết kế: Làm công việc về thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, thiết kế biển quảng cáo, biển hiệu, phông nền làm phim quảng cáo,… hoặc một hệ thống nhận dạng thương hiệu cho công ty, doanh nghiệp.
  • Thiết kế website: thiết kế về giao diện, thiết kế chức năng website, hình ảnh và xây dựng nội dung website tại các công ty quảng cáo, Marketing, giải trí, giáo dục.
  • Thiết kế đồ họa 3D: Ứng dụng trong trò chơi giải trí, phác đồ về y học, sơ đồ công nghiệp, du lịch,… tại các công ty về thiết kế đồ họa 3D.
  • Giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, trường trung cấp, trường nghề, cơ sở đào tạo có liên quan đến ngành Truyền thông đa phương tiện.
  • Làm Giám đốc sản xuất, sáng tạo, đạo diễn, phóng viên, chuyên viên truyền thông, quảng cáo, chuyên viên chăm sóc khách hàng, quản trị web,…

Cử nhân ngành Thiết kế đồ họa có thể làm các công việc sau:

  • Chuyên gia thiết kế, tư vấn thiết kế, sáng tạo biên tập, đồ họa, quảng cáo, truyền thông.
  • Giám đốc, trưởng phòng, phụ trách về nghệ thuật sáng tạo, thiết kế.
  • Hoạt động độc lập mở các doanh nghiệp về thiết kế đồ hoạ.
  • Có thể làm cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại các viện và các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
Thông tin tuyển sinh
1. Đối tượng tuyển sinh:
  • Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
2. Mã ngành
  • Mã ngành: 7480201
3. Phương thức tuyển sinh
  • Phương thức 1: Xét tuyển theo điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia
  • Phương thức 2: Xét theo Học bạ lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển không dưới 16 điểm.
  • Phương thức 3: Xét theo học bạ kỳ 1 lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp xét tuyển không dưới 16 điểm.
  • Phương thức 4: Tổ chức thi tuyển theo đợt tuyển sinh của trường.
  • Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế và kết quả thi THPT.
  • Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.
  • Phương thức 7: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.
4. Hồ sơ xét tuyển bao gồm
  • Đơn đăng ký xét tuyển (theo mẫu);- Học bạ THPT (bản sao công chứng);
  • Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023;
  • Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng);
  • Bằng và bảng điểm các hệ đã học (bản sao công chứng);
  • Lệ phí xét tuyển (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);
  • Giấy khai sinh và CCCD (bản sao công chứng);
  • Giấy khám sức khỏe (không quá 06 tháng);
  • 02 ảnh 3*4 (chụp trong vòng 06 tháng).
ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
  • Cơ sở 1: Ngõ 4, Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 273 Nguyễn Trãi, p. Quyết Thắng, tp. Lai Châu, tỉnh Lai Châu
LIÊN HỆ TUYỂN SINH

Trả lời