Nền tảng uy tín các trang bet hàng đầu

Người hướng nội có nên học Quản trị du lịch và khách sạn?

Quản trị du lịch và khách sạn là là ngành nghề đòi hỏi sự năng động tối đa. Điều này khiến nhiều bạn băn khoăn không biết người hướng nội học Quản trị du lịch và khách sạn được không? Hãy cùng các trang bet uy tín giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
Người hướng nội học Quản trị du lịch và khách sạn được hay không? 
Quản trị du lịch và khách sạn được xem là ngành “công nghiệp không khói” giàu tiềm năng trong xu hướng toàn cầu hóa.
Đây là ngành nghề đòi hỏi sự năng động tối đa, bao gồm quá trình quản lý và điều hành liên quan đến du lịch; chịu trách nhiệm phân công, đôn đốc cho các hướng dẫn viên du lịch; nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết những phát sinh trong lĩnh vực du lịch; Quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả và hợp lý: lên kế hoạch làm việc cụ thể, khoa học cho từng bộ phận và phân công, đôn đốc nhân viên thực hiện đúng kế hoạch; lập các báo cáo kết quả tài chính, lập ra quy tắc trong việc quản lý nhân sự, quản lý tỷ lệ phòng bán ra và phòng còn trống, quản lý việc chế biến thực phẩm…
Không phải ngẫu nhiên mà ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn nằm trong lĩnh vực vô cùng rộng lớn “hospitality” (tạm dịch: dịch vụ hiếu khách) với cốt lõi chính là phải khiến khách hàng thực sự hài lòng với dịch vụ. Sự tinh ý, biết lắng nghe và tư duy nhanh nhạy trước cảm xúc, nhu cầu của người khác là tố chất vô cùng quan trọng trong ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn.
Ưu điểm của người hướng nội chính là biết lắng nghe hiểu được nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó người hướng nội với đặc điểm nổi bật đó là rất kiên nhẫn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người làm dịch vụ. Vì vậy nếu bạn là người hướng nội nếu có đam mê với ngành Quản trị du lịch – khách sạn bạn hoàn toàn có thể đăng ký và lựa chọn ngành.
Dù hướng nội hay hướng ngoại thì suy cho cùng, mỗi người đều có điểm mạnh của riêng mình. Và việc bạn có thể theo học ngành Quản trị du lịch và khách sạn hay không không dựa trên tính cách mà dựa trên kiến thức, kỹ năng và niềm đam mê của chính bạn.
Cơ hội và thách thức của ngành Quản trị du lịch và khách sạn
Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) dự báo ngành Du lịch – Khách sạn đến năm 2029 sẽ cung cấp 420 triệu việc làm trên toàn thế giới. Còn theo Tổng cục Du lịch tại Việt Nam, mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động nhưng hiện chỉ mới đáp ứng được 15.000 người, đặc biệt luôn thiếu hụt nhân sự chất lượng cao, được đào tạo bài bản.
Nước ta hiện có hàng trăm khách sạn 4 – 5 sao với gần 100.000 phòng (tính đến cuối năm 2019), đặc biệt tại các điểm nóng du lịch như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc, Hội An, Hà Nội, TP.HCM…, thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng tăng cao, sẵn sàng phục vụ cho giai đoạn hiện tại và sắp tới khi thế giới mở cửa du lịch trở lại.
Hiện nay, sinh viên học ngành Quản trị du lịch và khách sạn khi ra trường hoàn toàn có thể yên tâm về cơ hội việc làm. Tuy nhiên, điều cần biết là học Quản trị du lịch và khách sạn không đồng nghĩa sẽ đảm nhiệm ngay vị trí quản lý trong khách sạn. Không khách sạn nào tuyển một sinh viên mới ra trường làm trưởng bộ phận. Bạn phải bắt đầu với những vị trí như lễ tân, nhân viên phục vụ nhà hàng, đặt phòng… Khi tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm, bạn sẽ thăng tiến lên nấc thang cao hơn.
Chính vì thế, dù cơ hội việc làm trong ngành Quản trị du lịch và khách sạn rất rộng mở nhưng bạn trẻ nên chuẩn bị sẵn tâm lý ra trường phải “trụ” vài năm ở cấp bậc nhân viên, chịu lăn xả, không ngại khó để rèn giũa tay nghề thì mới phát triển lên được. Bởi dù cho bạn tốt nghiệp trường nào hoặc là người hướng nội hay hướng ngoại thì điều mà nhà tuyển dụng quan tâm là khả năng làm việc và thích ứng môi trường thực tế.
Để được tư vấn cụ thể hơn về ngành Quản trị du lịch và khách sạn bạn hãy nhanh tay điền vào form bên dưới hoặc gọi đến số Hotline nhé!
Thông tin tuyển sinh
1. Đối tượng tuyển sinh:
  • Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
2. Mã ngành
  • Mã ngành: 7340101
3. Phương thức tuyển sinh
  • Phương thức 1: Xét tuyển theo điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia
  • Phương thức 2: Xét theo Học bạ lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển không dưới 16 điểm.
  • Phương thức 3: Xét theo học bạ kỳ 1 lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp xét tuyển không dưới 16 điểm.
  • Phương thức 4: Tổ chức thi tuyển theo đợt tuyển sinh của trường.
  • Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế và kết quả thi THPT.
  • Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.
  • Phương thức 7: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.
4. Hồ sơ xét tuyển bao gồm
  • Đơn đăng ký xét tuyển (theo mẫu);- Học bạ THPT (bản sao công chứng);
  • Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023;
  • Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng);
  • Bằng và bảng điểm các hệ đã học (bản sao công chứng);
  • Lệ phí xét tuyển (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);
  • Giấy khai sinh và CCCD (bản sao công chứng);
  • Giấy khám sức khỏe (không quá 06 tháng);
  • 02 ảnh 3*4 (chụp trong vòng 06 tháng).
ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
  • Cơ sở 1: Ngõ 4, Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 273 Nguyễn Trãi, p. Quyết Thắng, tp. Lai Châu, tỉnh Lai Châu
LIÊN HỆ TUYỂN SINH

Trả lời