Tài chính ngân hàng là một trong rất nhiều ngành thuộc lĩnh vực kinh tế – thương mại, nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự vận hành của nền kinh tế. Với sự hội nhập ngày càng sâu rộng, đa dạng cơ hội nghề nghiệp nên ngành học này luôn thu hút được sự quan tâm của thí sinh. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những cơ hội và thách thức khi lựa chọn ngành học này: //anasheyoga.com
Tài chính ngân hàng là gì?
Ngành tài chính ngân hàng là ngành học rộng liên quan đến tất cả các hoạt động, dịch vụ giao dịch trong lĩnh vực tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ. Nói dễ hiểu hơn, tài chính ngân hàng là hoạt động kinh doanh lĩnh vực tiền tệ thông qua ngân hàng cùng các công cụ tài chính chuyên dụng để thực hiện tất cả các dịch vụ giao dịch tài chính như thanh toán, bảo lãnh, chi trả nội địa và quốc tế.
Trong ngành tài chính ngân hàng lại được chia thành nhiều chuyên ngành riêng biệt như: ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, tài chính bảo hiểm, tài chính thuế, phân tích tài chính…Đặc biệt, tài chính ngân hàng còn liên quan mật thiết đến những dịch vụ luân chuyển tiền tệ, góp phần định hướng chiến lược và những chính sách tiền tệ của quốc gia.
Các chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Trong chương trình đào tạo ngành Tài chính – ngân hàng, sinh viên được đào tạo theo một số chuyên ngành tiêu biểu như:
– Ngân hàng: là chuyên ngành trang bị cho sinh viên những kiến thức từ cơ sở đến chuyên sâu về tại chính, ngân hàng, tiền tệ, quản trị tín dụng, quản trị vốn và tài sản, các kiến thức về phát hành tiền, thẩm định hạn tín dụng. Các kiến thức về quản lý tài chính – tiền tệ hiện đại, quản trị tài chính trong doanh nghiệp, ngân hàng thương mại và các định chế tài chính phi ngân hàng, các công cụ quản lý rủi ro tài chính, kiến thức về các quy trình hoạt động tài chính, thống kế, kế toán, thuế, bảo hiểm trong ngân hàng và doanh nghiệp.
– Quản lý tài chính công: sẽ cung cấp các kiến thức quản lý tài chính công của Việt Nam, cũng như thông lệ quốc tế để sinh viên có thể áp dụng khi thực hiện quản lý tài chính tại tổ chức quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước. Cùng với đó, là các kiến thức về thiết kế, đánh giá và tư vấn về các chính sách công; nắm bắt và ứng dụng tốt các nguyên tắc quản trị khu vực công; các kỹ năng phân tích trong quản trị tài chính.
– Tài chính doanh nghiệp: sinh viên được đào tạo kiến thức cơ bản về Tài chính doanh nghiệp, kiến thức chuyên sâu về công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Có khả năng thẩm định tài chính các dự án đầu tư, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp; có kiến thức chuyên sâu về các nghiệp vụ huy động, quản lý và sử dụng vốn; nắm được các kiến thức liên quan đến quy trình hạch toán kế toán, các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, định giá, chứng khoán; am hiểu các quy định của Nhà nước về quản lý doanh nghiệp, các quy định của luật thuế; nắm được kiến thức bổ trợ về pháp luật kinh doanh – thương mại, chính sách thuế.
– Thuế: với chuyên ngành này, sinh viên được trang bị kiến thức chuyên sâu về thuế như: am hiểu lý thuyết thuế, các chính sách thuế, các luật liên quan; nắm chắc quy trình quản lý thuế của cơ quan thuế, quy định về lập hồ sơ kê khai thuế; kiến thức liên quan đến quy trình hoạch toán kế toán thuế; nắm được kiến thức bổ trợ về pháp luật, các cam kết quốc tế về thuế.
– Tài chính quốc tế: đào tạo chuyên sâu về tài chính quốc tế, các nghiệp vụ liên quan đến tài chính quốc tế như: kinh doanh quốc tế (kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm…), thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, thanh toán quốc tế, tín dụng quốc tế, tỷ giá hối đoái; am hiểu các quy trình, nghiệp vụ về tài chính quốc tế, các quy trình quản trị dự án đầu tư quốc tế, quản lý dự án ODA, quản lý nợ, kế toán quốc tế, quản trị tài chính công ty đa quốc gia.
– Đầu tư tài chính: sinh viên được đào tạo kiến thức chuyên sâu về đầu tư tài chính, các kỹ năng phân tích và dự báo thị trường, kỹ năng đầu tư tài chính; nắm chắc các kiến thức liên quan đến thị trường Tài chính, những rủi ro và cách thức quản lý rủi rõ các công cụ đầu tư trên thị trường tài chính; các hoạt động quản lý của cơ quan quản lý thị trường tài chính; hoạt động quản lý Nhà nước về thị trường tài chính và đầu tư tài chính; nắm chắc các kiến thức liên quan đến quy trình hoạch toán trong đầu tư tài chính; am hiểu các quy định của Nhà nước về thị trường tài chính và đầu tư tài chính. Nắm vững kiến thức bổ trợ về pháp luật có liên quan đến quản lý thị trường tài chính và đầu tư tài chính.
Tố chất cần có để theo học Tài chính – ngân hàng
Với đặc thù là ngành có nhiều kiến thức liên quan đến các quy định, định chế tài chính – ngân hàng nên đòi hỏi bạn phải có sự đam mê với nghề, biết sáng tạo và năng động. Đặc biệt là cần có kỹ năng giao tiếp tốt, tư vấn thuyết phục được khách hàng và khiến khách hàng tin tưởng. Ngoài những yếu tố trên, bạn cần có những tố chất sau:
+ khả năng tính toán nhanh chóng, có tư duy logic và tỉ mỉ trong công việc;
+ trung thực là yếu tố đặc biệt quan trọng trong ngành này;
+ cần có sự thận trọng và chính xác tuyệt đối trong công việc. Vì chỉ cần một sai sót nhỏ về con số sẽ đẩy bạn vào những rắc rối;
+ có khả năng sử dụng thành thạo máy tính; giúp nhanh chóng xử lý tốt yêu cầu của khách hàng;
+ có sự nhanh nhạy trong quá trình đàm phán, giao dịch với khách hàng;
+ có một sức khỏe tốt, chịu được áp lực cao trong công việc đòi hỏi sự chuyên nghiệp;
+ có khả năng ngoại ngữ tốt sẽ giúp bạn dễ dàng giao tiếp và xử lý các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành trong quá trình làm việc.
Mã ngành: 7340201 Thời gian đào tạo: 4 – 5 năm Hình thức: Đại học chính quy
Tổ hợp môn: A00 – A01 – D01
[contact-form-7 id=”544″ title=”Form đăng kí tư vấn (sidebar)
Website: anasheyoga.com
Liên hệ: 0983539191 để được hỗ trợ.