Nền tảng uy tín các trang bet hàng đầu

Giải đáp thắc mắc cho sinh viên Chuyên ngành Kỹ thuật Điện tử – Tự động hóa

Làn sóng công nghệ 4.0 đang diễn ra khá nhanh chóng, khả năng thích ứng nhanh chóng của lĩnh vực điện, điện tử và kỹ thuật điều khiển tự động hóa góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển. Những ngành học thuộc lĩnh vực điện tử viễn thông này cũng đang được nhiều bạn trẻ quan tâm.
Theo số liệu báo cáo tổng kết tuyển sinh năm 2022 của Bộ GD-ĐT, công nghệ kỹ thuật xếp thứ 3 về tỷ lệ tuyển sinh theo lĩnh vực đào tạo (chiếm trên 9%). Bên cạnh đó, các lĩnh vực liên quan như kỹ thuật cũng chiếm chưa tới 5%, kiến trúc và xây dựng chưa tới 4%, sản xuất và chế biến chỉ hơn 1%… Các con số này cho thấy dù có vai trò quan trọng nhưng các ngành kỹ thuật và công nghiệp hiện chưa thực sự thu hút người học.
Điều gì khiến chuyên ngành kỹ thuật điện tử – tự động hóa thu hút nhiều thí sinh?
Chuyên ngành Kỹ thuật Điện tử – Tự động hóa tại ĐH Quốc tế Bắc Hà được thiết kế theo hướng ứng dụng, chú trọng tạo dựng nền tảng lý thuyết vững vàng. Đồng thời, sinh viên được thực hành trên các loại máy móc kỹ thuật, thiết bị công nghệ hiện đại tại trường và doanh nghiệp. Tất cả nhằm đáp ứng yêu cầu cao về cả kiến thức chuyên môn lẫn thực hành của nhóm ngành này.
Sở hữu hệ thống trang thiết bị tân tiến, máy móc linh kiện được “update” liên tục cùng mức đầu tư khủng, giảng đường thực hành của ngành này gồm các phòng tiêu chuẩn về cảm biến – đo lường, điều khiển PLC, trang bị điện hay lớp học đảo ngược…
Lợi thế thực hành thường xuyên ngay tại trường tạo nền tảng giúp sinh viên ĐH Quốc tế Bắc Hà nắm vững nguyên lý hoạt động của các loại thiết bị, máy móc hiện đại, dễ dàng tiếp thu kiến thức khi thực tập tại doanh nghiệp. Nhờ đó, sinh viên vừa thỏa niềm đam mê công nghệ, sáng tạo, vừa hiện thực hóa ý tưởng, sản xuất nhiều sản phẩm ứng dụng cao như hệ thống rửa tay, sát khuẩn, đo thân nhiệt tự động đặc biệt hữu ích cho mùa dịch Covid-19.
Học tập tại một trường năng động, sinh viên Chuyên ngành Kỹ thuật Điện tử – Tự động hóa luôn bận rộn với các sân chơi học thuật, khởi nghiệp sáng tạo giúp khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy khoa học công nghệ.
Nữ sinh có nên học ngành kỹ thuật?
Có rất nhiều phụ huynh và học sinh hiểu nhầm là con gái không nên học các ngành kỹ thuật, nhóm nghề này chỉ dành cho nam giới bởi công việc nặng nhọc, cần phải có sức khỏe… Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của máy móc, bạn nữ đã có thể theo đuổi nhiều nghề trong nhóm ngành này.
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay thì quan niệm ấy đã lỗi thời vì có rất nhiều ngành kỹ thuật phù hợp với nữ giới như điện, điện tử, tự động hóa… Thậm chí, nhiều ngành ngày xưa cần kỹ thuật viên có sức khỏe thì nay cũng đã có máy móc hỗ trợ để phụ nữ cũng có thể làm. Hiện nay, tại các xưởng sản xuất ô tô, xưởng sản xuất linh kiện điện tử có rất nhiều nhân viên, tổ trưởng sản xuất, hoặc trưởng chuyền là nữ.
Dù tỷ lệ nữ trong các ngành kỹ thuật còn ít nhưng điều này cho thấy quan niệm nữ giới không học ngành kỹ thuật đang dần thay đổi, nữ sinh đang bắt đầu theo học các nghề này.
Nữ học kỹ thuật đôi khi là lợi thế. Cơ hội tìm việc làm của các em sinh nữ rất tốt, không có sự phân biệt nam nữ. Thậm chí, các nhà máy sản xuất như Intel, Nidec… ưu tiên tuyển nữ vào các vị trí như quản lý công nhân lắp đặt, kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm. Nguyên nhân là vì nữ kỹ thuật viên tỉ mỉ, cẩn thận nên phù hợp với các công việc này.
Học ngành kỹ thuật có cần “khỏe như lực sĩ”?
Ngày nay học kỹ thuật không chỉ cần có năng lực môn toán, vật lý, tư duy logic, tính toán mà còn cần tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề… Nếu phải dùng tới sức lực thì đa số chỉ ở các cơ sở sản xuất có công nghệ thấp, xưởng thủ công… Sinh viên không có đam mê, không thích thú thì chắc chắn khi học tập và làm việc sẽ thấy khó khăn và vất vả.
Thông tin tuyển sinh
1. Đối tượng tuyển sinh:
  • Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
2. Mã ngành
  • Mã ngành: 7520207
3. Phương thức tuyển sinh
  • Phương thức 1: Xét tuyển theo điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia
  • Phương thức 2: Xét theo Học bạ lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển không dưới 16 điểm.
  • Phương thức 3: Xét theo học bạ kỳ 1 lớp 12, tổng điểm bình quân 3 môn trong tổ hợp xét tuyển không dưới 16 điểm.
  • Phương thức 4: Tổ chức thi tuyển theo đợt tuyển sinh của trường.
  • Phương thức 5: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế và kết quả thi THPT.
  • Phương thức 6: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức.
  • Phương thức 7: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.
4. Hồ sơ xét tuyển bao gồm
  • Đơn đăng ký xét tuyển (theo mẫu);- Học bạ THPT (bản sao công chứng);
  • Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023;
  • Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng);
  • Bằng và bảng điểm các hệ đã học (bản sao công chứng);
  • Lệ phí xét tuyển (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);
  • Giấy khai sinh và CCCD (bản sao công chứng);
  • Giấy khám sức khỏe (không quá 06 tháng);
  • 02 ảnh 3*4 (chụp trong vòng 06 tháng).
ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ
  • Cơ sở 1: Ngõ 4, Dương Khuê, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 273 Nguyễn Trãi, p. Quyết Thắng, tp. Lai Châu, tỉnh Lai Châu
LIÊN HỆ TUYỂN SINH

Trả lời